Hiển thị 1–12 của 193 kết quả

Những Điều Bạn Nên Biết Về Bệnh Đau Dạ Dày
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do bị viêm loét. Trong những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh đau dạ dày ngày càng có chiều hướng gia tăng. Đau dạ dày ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.


1. Bệnh đau dạ dày là gì?
Bệnh dạ dày này do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tại Việt Nam, người mắc bệnh về dạ dày đang ngày càng đông hơn.

Khi nhắc tới bệnh đau dạ dày, chúng ta phải phân định rõ được bệnh là do vi khuẩn HP hay không .

Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Và phải hoạt động nhiều trong môi trường ẩm ướt nên các tổn thương trong dạ dày khó lành
2. Nguyên nhân – Triệu chứng của bệnh đau dạ dày
Bệnh dạ dày là một căn bệnh về đường tiêu hóa có thể biến chứng thành ung thư dạ dày gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Vậy đâu là nguyên nhân?

Vi khuẩn HP :

Theo thống kê, 80% người bệnh bị loét dạ dày là do sự ảnh hưởng của vi khuẩn HP gây nên

Lạm dụng thuốc Tây:

Kháng sinh liều cao cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi cho dạ dày. Không những thế, thuốc giảm đau cũng góp phần làm giảm lượng chất nhầy bảo vệ dạ dày.

Stress:

Làm gia tăng tình trạng co bóp ở dạ dày, kích thích tăng tiết acid dịch vị. Làm mất cân bằng độ PH cũng như bào mòn niêm mạc dạ dày.

Thuốc lá, bia rượu, chất kích thích:

Nicotine trong thuốc lá làm tăng bài tiết acid dạ dày. Đồng thời làm cản trở sự phục hồi tổn thương của niêm mạc tế bào.

Thói quen sinh hoạt:

Nếu bạn ăn quá no hoặc để bụng quá đói, vừa ăn vừa đọc sách hoặc xem tivi, ăn quá khuya, sử dụng thực phẩm bẩn.

Điều này, khiến dạ dày phải làm việc quá mức, dễ dẫn đến tổn thương dạ dày
2. Đau dạ dày có triệu chứng như thế nào?

Đau vùng thượng vị: Các cơn đau dạ dày thường có thể tức, đau rát bỏng hay đau âm ỉ…
Đầy hơi, ậm ạch khó tiêu.
Nôn và buồn nôn
Ợ hơi, ợ chua.
Nôn ra máu, đi tiêu phân đen.
Không có cảm giác ăn ngon miệng.

3. Đối tượng dễ mắc bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Những đối tượng dễ mắc bệnh ở dạ dày gồm:

Những người hay ngồi một chỗ: 

Đa phần những người làm văn phòng thường có thói quen sinh hoạt ăn uống không điều độ gây hại cho sức khỏe.

Người béo phì:

Những người béo phì có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản nhiều hơn người bình thường

Phụ nữ mang thai:

Trong thời kỳ mang thai khi thai nhi bắt đầu phát triển lớn dần, tử cung dần to ra đẩy lên cao hơn.

Người cao tuổi:

Tuổi tác là vấn đề khiến cho các cơ quan, chức năng của cơ thể suy yếu đi, theo thời gian.

Cơ thắt của thực quản cũng sẽ không còn hoạt động bình thường, dễ gây trào ngược thực quản.

Người hút thuốc lá:

Thuốc lá là chất kích thích gây nghiệc cực độc, làm tăng mức độ trào ngược dạ dày thực quản cao hơn.

Người có tiền sử đến bệnh dạ dày:

Do niêm mạc dạ dày vốn đã bị tổn thương nên nếu không biết cách ăn uống.

Gây ra phản xạ tăng dịch tiết acid tự nhiên, từ đó dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
4. Những thực phẩm tốt cho người dạ dày
Khi bị đau dạ dày, chúng ta nên dùng các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét hoặc có thể chọn các thực phẩm có khả năng giúp giảm tiết acid

Dưới đây là một số thực phẩm như:

Chuối:

Quả chuối có khả năng trung hòa được hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép xuất hiện trong dịch dạ dày.

Mặt khác, chuối còn giảm nguy cơ viêm tấy hay sưng phồng đường ruột.

Các loại thực phẩm thô:

Thực phẩm thô có chứa rất nhiều các chất xơ, sinh tố và các chất khoáng.

Những sinh tố nhóm B rất cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa của các chất và tiêu hóa thức ăn.

Táo:

Táo là loại trái cây có tác dụng dùng để bôi trơn hệ tiêu hóa, và giảm các triệu chứng tiêu chảy.

Bánh mì nướng:

Bánh mì nướng có khả năng tạo thêm các chất axit trong dạ dày, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu

Canh/ soup:

Canh và soup sẽ không gây ra áp lực với hệ tiêu hóa đồng thời giảm thiểu chất béo sẽ hấp thụ vào cơ thể.

Trà thảo dược:

Các loại trà thảo dược sẽ giúp điều hòa tốt hệ thống tiêu hóa, nó ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng.

Gừng:

Việc bổ sung gừng thêm vào thực đơn sử dụng hàng ngày như uống trà gừng hay ăn một vài lát gừng sống.  Giúp bạn có thể cải thiện chức năng tiêu hóa.

Nước dừa:

Tác dụng tốt cho cơ thể, nó giúp giảm các vấn đề về tiết niệu cũng như có khả năng tiêu diệt được các vi khuẩn đường ruột
5. Bệnh đau dạ dày có lây không?
Ở phần đâu bài viết, chúng ta đã tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày.

Tuy nhiên nguyên nhân chính gây nên bệnh đau dạ dày và chiếm đến hơn 80% số ca bệnh đó là vi khuẩn HP.

Đây là loại vi khuẩn sinh sống trong môi trường acid ở dạ dày cơ thể người.

Nhiễm vi khuẩn HP thuộc dạng phổ biến nhất trên thế giới, người bị nhiễm không hề có biểu hiện bất thường nào.

Trong quá trình lâu dài về sau sẽ gây nhiều bệnh lý về dạ dày nguy hiểm như: viêm loét dạ dày, bệnh dạ dày mãn tính

Để trả lời câu hỏi bệnh đau dạ dày có lây không?

Những trường hợp nào mắc bệnh mà do vi khuẩn HP gây nên thì bệnh có thể lây nhiễm
6. Biện pháp điều trị bệnh đau dạ dày
Theo các chuyên gia y tế, những người có triệu chứng bệnh đau dạ dày cần đi khám để được nội soi dạ dày. 

Hiện nay phương pháp nội soi dạ dày là phương pháp hữu hiệu để phát hiện bệnh đau dạ dày.

Phương pháp này giúp các bác sĩ biết rõ vị trí bị viêm, hoặc có thể lấy mảnh sinh thiết để thực hiện xét nghiệm.

Việc đầu tiên là cần điều trị triệu chứng đau dạ dày nhất là giảm đau, chống xuất tiết dịch vị và chống nôn.

Vì khi dịch vị càng tiết ra nhiều thì càng kích thích niêm mạc dạ dày càng làm trầm trọng thêm tình trạng của người bệnh.

Chính vì việc điều trị khá phức tạp và kéo dài thời gian nên người bệnh tuyệt đối phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.

Bạn nên uống thuốc đều đặn không bỏ giữa chừng để việc điều trị đạt hiệu quả tốt.

Hiện nay ở Việt Nam, số lượng người mắc bệnh về dạ dày đang có xu hướng gia tăng.

Việc điều trị bệnh, ngoài chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp thì sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ cũng là biện pháp rất tốt

Hy vọng với những thông tin bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh đau dạ dày. Nếu bạn có thắc mắc hay bổ sung gì hãy để lại bình luận dưới bài viết này. Chúc bạn nhiều sức khỏe !

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo/

DMCA.com Protection Status