Tư Vấn Chân Thành - Sức Khỏe An Lành
Làm Thế Nào Để Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới không Còn Là Nỗi Lo Của Bạn
Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân.
Từ đó, sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Bệnh gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm…
Bên cạnh bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường thì tần suất mắc bệnh này tăng nhanh trong dân số, trong đó 70% là nữ.
Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Triệu chứng của bệnh như thế nào? Để điều trị bệnh, ta có những biện pháp nào?
Nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới
Đây là bệnh lý của hệ thống tĩnh mạch chi dưới khi máu từ chân trở về tim bị cản trở, gây ứ trệ tuần hoàn ở chi dưới.
Nếu tình trạng lâu dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân bao gồm:
- Van tĩnh mạch bị thoái hóa, lâu dài gây suy tĩnh mạch
- Chấn thương làm hỏng van
- Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
- Hệ tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép do các nguyên nhân như u, thai
- Bất thường bẩm sinh về hệ tĩnh mạch chi dưới
- Hội chứng Klippel Tranaunay Webber
- Hội chứng May Thuner
Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới có những triệu chứng gì?
Bệnh là hậu quả của tình trạng viêm thành tĩnh mạch, trào ngược máu tĩnh mạch xuống chân, cản trở máu từ chân trở về tim.
Khi đó, tĩnh mạch từ đó dần giãn to ra, và sẽ đưa đến biến chứng suy tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch sâu.
Ở giai đoạn đầu:
Người bệnh thường có các triệu chứng như cảm giác tức nặng hai chân, đôi khi thấy phù chân vào cuối ngày.
Triệu chứng chuột rút, vọt bẻ có thể xuất hiện về đêm. Các triệu chứng tại chỗ thường ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Trong giai đoạn sau:
Tình trạng loét da chân do thiếu dinh dưỡng, viêm tĩnh mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gặp ở những trường hợp nặng.
Giai đoạn cuối:
Lúc này dù được điều trị tích cực nhưng các triệu chứng này chỉ thuyên giảm chậm và khó lành.
Bệnh biểu hiện và diễn tiến nặng nề hơn ở phụ nữ có thai vì khi mang thai tử cung to nên chèn ép máu tĩnh mạch về tim nhiều
Đồng thời, sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm xấu thêm tình trạng giãn tĩnh mạch chân.
Video đề xuất: Chữa bệnh giãn tĩnh mạch chân không cần mổ
Những đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới
Các đối tượng nguy cơ của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới bao gồm:
- Người lớn trên 50 tuổi
- Thừa cân, béo phì
- Chế độ ăn ít hoa quả và rau xanh gây táo bón
- Người lao động phải đứng và ngồi trong thời gian dài
- Mang áo quần bó sát hai chân
- Đi giày cao gót thường xuyên
- Phụ nữ mang thai nhiều lần
- Sử dụng thuốc ngừa thai
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới
Những biện pháp chẩn đoán bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới
Nhờ vào các triệu chứng của bệnh mà ngày nay ta có thể chẩn đoán dễ dàng. Các triệu chứng như: tê rần hai chi dưới, đau bắp chân, phù chân, chuột rút hai chi dưới,..
Biện pháp siêu âm màu hệ thống tĩnh mạch chi dưới giúp xác định và đánh giá mức độ suy giãn của các tĩnh mạch.
Đồng thời, giúp phát hiện sự hiện diện của huyết khối tĩnh mạch sâu.
Đây là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, có thể thực hiện lặp lại nhiều lần và có độ chính xác cao trên 90%.
Những bài tập giúp hỗ trợ điều trị bệnh
Để điều trị bệnh tại nhà, thông thường ta sẽ chú trọng đến chế độ luyên tập cho người bệnh và chế độ dinh dưỡng.
Nâng chân:
Làm giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch và sưng phù chân cho người bệnh ở giai đoạn đầu.
Bạn cần nâng cao chân trên mức của tim, giữ chân ở vị trí này trong ít nhất 20 phút từ 3 – 4 lần/ngày;
Massage:
Là phương pháp giúp hỗ trợ lưu thông máu, đặc biệt là ở chân – nơi bị giãn tĩnh mạch.
Khi massage, nên sử dụng áp lực toàn bàn tay nhẹ nhàng hoặc dùng áp lực từ đầu ngón tay xoa bóp từ gót chân
Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu thì nên ngừng massage và nâng cao chân;
Hoạt động thể chất:
Với những người bị suy giãn tĩnh mạch, thì hoạt động thể chất là biện pháp hỗ trợ điều trị hữu hiệu.
Tuy nhiên, người bệnh chú ý không chọn những bài tập gây nhiều áp lực cho đôi chân, không nên chạy bộ.
Điều này có thể làm tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn.
Thay đổi lối sống:
Tránh đi đứng hoặc ngồi quá lâu, đặc biệt là với những người làm công việc văn phòng.
Tốt nhất bệnh nên nên thay đổi tư thế thường xuyên hơn để tránh làm tắc nghẽn dòng máu lưu thông.
Đồng thời, người bệnh cần tránh mang giày cao gót trong thời gian dài vì đi giày cao gót làm tăng co bóp các cơ bắp chân,…
Chế độ ăn uống cho người bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới
Người bệnh nên có chế độ ăn uống khóa học, lành mạnh. Cụ thể như:
Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C và E vì chúng giúp kích thích sản xuất collagen và elastin,..
Nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, hạt, yến mạch, hạt lanh, lúa mì, ngũ cốc,…
Nên ăn bắp cải vì loại thực phẩm này giàu vitamin A, C, E, B1, B2, K, canxi, kali, magie, sắt, photpho,…
Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonoid như hành, cải bó xôi, bông cải xanh, cacao, tỏi, trái cây họ cam quýt,.
Giúp giảm áp lực động mạch, cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn;
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kali như hạnh nhân, các loại đậu, khoai tây, rau, cá hồi, cá ngừ,…
Vì chúng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể;
Pha 2 thìa giấm táo với nước để uống vì giấm táo có khả năng cải thiện lưu thông máu, giảm sưng tĩnh mạch.
Dùng vớ y khoa
Đây là biện pháp giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân thông qua việc tạo áp lực hợp lý lên chân.
Đồng thời, tất co giãn còn hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch trong việc điều hướng đưa máu lưu thông về tim.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tất có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa sưng chân vào buổi tối.
Những người thường xuyên phải đứng, đi lại hoặc ngồi lâu một chỗ nên mang tất y khoa để giảm sưng.
Hy vọng, qua bài viết mình vừa chia sẽ trên đây đã cung cấp thêm những thông tin bổ ích về bệnh cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay bổ sung gì hãy để lại ý kiến bằng cách bình luận dưới bài viết.
Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo