Tư Vấn Chân Thành - Sức Khỏe An Lành
Kiến Thức Tổng Quan Bệnh Vô Sinh Nữ
Bệnh vô sinh nữ được hiểu như là người phụ nữ mất đi khả năng sinh sản của mình. Hiện nay bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa và gia tăng qua từng năm. Vậy nguyên nhân do đâu? Bệnh có những triệu chứng gì? Điều trị bệnh này như thế nào?
1. Nguyên nhân gây vô sinh nữ
Vô sinh nữ là tình trạng người phụ nữ không thể thụ thai mặc dù tinh trùng của người đàn hoàn toàn bình thường. Hai người không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào trong ít nhất 6 tháng.
Nguyên nhân do vòi tử cung:
- Các bệnh lý có thể gây tổn thương vòi tử cung như viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lây qua đường tình dục, tiền sử phẫu thuật vùng chậu,..
- Nguyên nhân tại tử cung: U xơ tử cung, viêm dính buồng tử cung, bất thường bẩm sinh
- Nguyên nhân do cổ tử cung: Chất nhầy kém, có kháng thể kháng tinh trùng. Hoặc tổn thương ở cổ tử cung bởi can thiệp thủ thuật
- Bất thường phóng noãn: Vòng kinh không phóng noãn do ảnh hưởng của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng
- Vô sinh không rõ nguyên nhân: Có khoảng 10% trường hợp vô sinh không thể tìm nguyên nhân chính xác sau khi đã thăm khám.
2. Bệnh vô sinh nữ gồm triệu chứng nào?
Triệu chứng vô sinh ở phụ nữ có thể hiểu như là không có khả năng mang thai. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ vô sinh vẫn có kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt
Một số triệu trứng cụ thể như:
Phụ nữ có những vấn đề về sinh sản trong đó có các vấn đề về hormon như: lông mọc nhiều hơn bình thường, da nổi nhiều mụn trứng cá, tóc mỏng hơn, ham muốn tình dục thay đổi.
- Phụ nữ đã được chẩn đoán mắc bệnh nội mạc tử cung hoặc viêm vùng xương chậu.
- Phụ nữ đã có nhiều lần sẩy thai
- Phụ nữ đã trải qua quá trình điều trị ung thư.
- Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên và đã cố gắng mang thai trong 6 tháng hoặc lâu hơn thời gian này.
- Phụ nữ trên 40 tuổi.
- Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh.
- Phụ nữ chịu đau đớn trong một khoảng thời gian dài như đau lưng, đau xương chậu
3. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh vô sinh
Vô sinh có thể xảy ra ở bất cứ người phụ nữ nào. Nhưng những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc vô sinh cao hơn. Cụ thể:
- Tuổi: khả năng sinh sản của phụ nữ giảm dần theo tuổi tác. Nhất là ở độ tuổi giữa 30 và giảm nhanh sau 37 tuổi.
- Thuốc lá: có thể giảm khả năng mang thai. Hút thuốc lá cũng làm giảm hiệu quả điều trị liên quan sinh sản. Những trường hợp sảy thai xảy ra ở những phụ nữ hút thuốc lá.
- Rượu: đối với phụ nữ, không có mức độ sử dụng rượu an toàn trong quá trình thụ thai hoặc mang thai.
- Thừa cân: phụ nữ có thói quen ít hoạt động và thừa cân nên có thể làm tăng nguy cơ vô sinh.
- Thiếu cân: phụ nữ có nguy cơ mắc các vấn đề về sinh sản bao gồm những người mắc chứng rối loạn ăn uống
- Tập thể dục: việc thiếu hoạt động thể dục sẽ làm cho phụ nữ có thể bị béo phì và làm tăng nguy cơ vô sinh.
4. Để phòng ngừa vô sinh nữ cần làm gì?
Cách tốt nhất để không phải mắc một bệnh gì đó là chúng ta biết cách phòng tránh nó.
Một số biện pháp phòng bệnh vô sinh ở phụ nữ bao gồm:
- Duy trì cân nặng ở mức bình thường, tránh thừa hay thiếu cân.
- Chế độ ăn uống khoa học, hợp lí, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung vitamin
- Không hút thuốc vì thuốc lá có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và sức khỏe của thai nhi.
- Hạn chế rượu bia, các chất kích thích
- Giảm áp lực, căng thẳng, luôn giữ tinh thần được thoải mái, vui vẻ để nâng cao chất lượng cuộc sống chăn gối.
- Khám sức khỏe định kì, phát hiện sớm bệnh phụ khoa như viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung để điều trị kịp thời
5. Biện pháp chẩn đoán bệnh vô sinh nữ
Khi xuất hiện một số triệu chứng bệnh vô sinh, chị em nên đến những cơ sở chuyên khoa để thăm khám, xét nghiệm xem là có bị vô sinh hay không?
- Khám phụ khoa gồm khám vú đánh giá mức độ phát triển của vú, sự tiết sữa
- Khám âm đạo qua mỏ vịt xem những tổn thương về đường sinh dục, tình trạng viêm nhiễm,..
- Thăm âm đạo kết hợp với nắn bụng nhằm phát hiện các khối u phụ khoa.
- Xét nghiệm hormone: nội tiết tố hướng sinh dục (LH, FSH), nội tiết sinh dục (estrogen, progesteron), nội tiết thai nghén (hCG)…
- Thăm dò phóng noãn: đo chỉ số cổ tử cung, chỉ số sinh thiết nội mạc tử cung, chỉ số nhân đông và thân nhiệt cơ thể.
- Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm phụ khoa, siêu âm theo dõi sự phát triển nang noãn, chụp phim tử cung vòi trứng,..
- Nội soi chẩn đoán và can thiệp: chẩn đoán các bất thường sinh dục, nội soi gỡ dính vòi trứng,..
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ: phát hiện các bất thường di truyền
6. Bệnh vô sinh nữ điều trị như thế nào?
Hiện nay, để điều trị tình hình vô sinh ở phụ nữ sẽ có 4 biện pháp chính:
- Thay đổi lối sống như giảm hoặc tăng cân, chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: không hút thuốc lá, uống rượu bia
- Kích thích sự rụng trứng bằng các loại thuốc giúp thụ thai: các loại hormone và thuốc như clomiphene citrate. Thuốc giúp thụ thai là phương pháp điều trị chính cho phụ nữ bị vô sinh do rối loạn rụng trứng
- Phẫu thuật: mở ống dẫn trứng, các vấn đề ở tử cung như polyp nội mạc tử cung, vách ngăn tử cung hoặc mô sẹo trong tử cung có thể được điều trị hồi phục khả năng sinh sản thông qua phẫu thuật tử cung.
- Phương pháp hỗ trợ sinh sản: bơm tinh trùng vào tử cung,thụ tinh ống nghiệm hoặc bơm tinh trùng vào trứng