Hiển thị 1–12 của 34 kết quả

Kiến thức tổng quát về bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng tĩnh mạch ở dưới đường lược bị phình giãn, ứ huyết và tạo thành cấu trúc dạng búi.

Đây là căn bệnh ngày càng phổ biến, dễ mắc, dễ tái phát vì là chỗ cơ quan tế nhị và tâm lí xấu hổ khi đi khám.

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị, bệnh lý này có thể tác động tiêu cực đến thể trạng và yếu tố tâm lý.

Bây giờ, hãy cùng Duocphamotc.vn tìm hiểu tổng quát về căn bệnh này cũng như cách phòng và điều trị cho bệnh.

bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại

So với trĩ nội, trĩ ngoại dễ nhận biết và phát sinh triệu chứng ngay cả trong giai đoạn mới phát.

Những thói quen hoặc tác động hàng ngày làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, đó là:

Táo bón kéo dài:

Táo bón, tức là phân khô cứng gây khó đi cầu. Khi đó phải rặn nhiều gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ kéo dài.

Chính điều này sẽ làm cho cơ vòng thắt hậu môn cũng giãn ra theo.

Thói quen ăn uống không hợp lí:

Thiếu chất xơ , nhiều đồ cay nóng như rượu, bia, ớt hạt tiêu,… gây táo bón và giãn phình tĩnh mạch trĩ, và dẫn tới bệnh trĩ.

Người mắc bệnh gây khí yếu:

Một số người mắc bệnh toàn thân như rối loạn tiêu hóa, bệnh hô hấp Theo đông y, các bệnh này đều gây khí yếu và dẫn tới bệnh trĩ.

Phụ nữ mang thai và sau sinh đẻ:

Khi có thai thì dễ bị táo bón, sức khỏe yếu hơn, đồng nghĩa là hệ thống tĩnh mạch cũng yếu hơn.

Và một số thói quen vô tình mỗi ngày như ngồi xổm, rặn khi đi cầu , quan hệ đồng tính nam,…

Bệnh trĩ ngoại có những triệu chứng nào?

Trĩ ngoại là nằm dưới da, dưới đường lược, từ đám rối trĩ ngoại (mạch trực tràng dưới).

triệu chứng của bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại điển hình với các triệu chứng sau:

  • Đi ngoài ra máu là triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng..
  • Vùng hậu môn vướng víu, nặng, đau rát và khó chịu.
  • Búi trĩ sa ra ngoài khi đại tiện, ngồi xổm hoặc đi bộ..
  • Ở giai đoạn nặng, búi trĩ phát triển lớn sa ra ngoài hoàn toàn và không thể thụt vào ống hậu môn – ngay cả khi dùng tay đẩy.
  • Quan sát búi trĩ nhận thấy búi trĩ phồng lên như mẩu thịt thừa, màu đỏ sẫm.
  • Vùng hậu môn ẩm ướt, viêm đỏ và ngứa ngáy.

Phân loại bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại được chia thành từng chia thành 4 mức độ riêng biệt, bao gồm:

Trĩ ngoại độ 1: Búi trĩ mới hình thành, chủ yếu gây đau và chảy máu khi đại tiện.

Trĩ ngoại độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn khi rặn và có thể tự co lại mà không cần sử dụng tay.

Trĩ ngoại độ 3: Búi trĩ sa khi rặn đại tiện và ngồi xổm nhưng không tự co được mà phải dùng tay đẩy vào.

Trĩ ngoại độ 4: Búi trĩ sa thường xuyên ngay cả khi đi bộ và vận động.

Một số trường hợp búi trĩ phát triển lớn và không thể co vào ống hậu môn ngay cả khi dùng tay.

Xem thêm: Tìm hiểu về Bệnh trĩ

Đối tượng dễ mắc bệnh trĩ ngoại

Người có nguy cơ mắc trĩ ngoại thường là những đối tượng sau:

  • Người có thói quen sinh hoạt ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động, mang vác nặng
  • Người có thói quen ăn uống thiếu chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng như rượu bia, ớt, hạt tiêu…
  • Người có thói quen ngồi xổm, rặn khi đi cầu, quan hệ đồng tính nam
  • Người bị táo bón kéo dài
  • Người mắc các bệnh toàn thân như rối loạn tiêu hóa, bệnh hô hấp
  • Phụ nữ mang thai và sau khi đẻ cũng có nguy cơ cao mắc trĩ ngoại.

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ ngoại

Với những yếu tố nguy cơ đã nêu trên thì biện pháp phòng ngừa trĩ ngoại chính là có một lối sống và sinh hoạt phù hợp như:

  • Ăn thức ăn nhiều chất xơ, dễ tiêu, hạn chế ăn đồ cay nóng
  • Thay đổi tư thế thường xuyên khi làm việc, tránh tình trạng ngồi lâu hoặc đứng quá lâu
  • Tránh mang vác quá nặng, ngồi xổm nhiều, rặn quá mạnh khi đi ngoài
  • Phụ nữ mang thai càng phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt chặt chẽ hơn khi bản thân đã là yếu tố nguy cơ mắc trĩ ngoại

Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị, bệnh lý này có thể tác động tiêu cực đến thể trạng và yếu tố tâm lý.

bệnh trĩ ngoại

Có 2 phương pháp điều trị trĩ ngoại là điều trị bằng nội khoa và điều trị bằng phẫu thuật

1. Phương pháp điều trị trĩ ngoại nội khoa

Bệnh nhân mắc trĩ ngoại được áp dụng cả 2 loại thuốc: thuốc đường uống và thuốc tác động tại chỗ

Thuốc uống: Là nhóm thuốc được chiết xuất từ thực vật hoặc có chứa hoạt chất Rutin.

Chất này có tác dụng làm tăng tính thẩm thấu và sức đàn hồi của các tĩnh mạch vùng hậu môn- trực tràng, làm giảm tình trạng phù nề

Thuốc có tác dụng tại chỗ:

Sử dụng loại thuốc mỡ bôi và thuốc dạng viên đặt vào trong hậu môn, đều có mục đích là kháng viêm, giảm đau và làm săn chắc tĩnh mạch

2. Phương pháp điều trị trĩ ngoại bằng phẫu thuật

Có rất nhiều phương pháp như chích xơ, phẫu thuật cắt trĩ, đốt điện, lazer, thắt dây thun,…

Tuy nhiên chỉ nên áp dụng phương pháp cắt trĩ vì đây là cơ quan thụ cảm chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên sẽ gây đau đớn

Phương pháp cắt trĩ cũng chỉ áp dụng cho bệnh nhân mắc trĩ giai đoạn muộn

Hy vọng qua bài viết vừa chia sẻ trên đây, bạn đã có thêm kiến thức về bệnh trĩ ngoại. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0986755546 để được hỗ trợ. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo/

DMCA.com Protection Status