Tư Vấn Chân Thành - Sức Khỏe An Lành
Bạn Đã Hiểu Rõ Về Bệnh Tiểu Đường Tuyp 2?
Bệnh tiểu đường tuyp 2 là bệnh mạn tính thường xuất hiện ở người từ 40 tuổi trở lên hay có yếu tố gia đình hoặc do thừa cân béo phì.
Bệnh dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ, suy thận, mù và tổn thương thần kinh ở bàn chân…Vì vậy việc phát hiện những triệu chứng của bệnh để điều trị là vô cùng quan trọng.
Cơ chế bệnh tiểu đường tuyp 2 là gì?
Khi đường từ thức ăn sau khi đưa vào cơ thể sẽ được bẻ gãy để tạo thành đường đơn như Glucose.
Sau khi lưu hành trong máu, Glucose được đưa vào tế bào để sử dụng tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Insuline là hormone do các tế bào βeta của tuyến tụy nội tiết bài tiết, có tác dụng vận chuyển Glucose vào tế bào.
Ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2, tuyến tụy bài tiết đủ insuline nhưng các tế bào trong cơ thể kháng lại tác dụng của insuline.
Do đó, insuline do tụy tiết ra không đủ để đáp ứng việc vận chuyển chúng vào trong tế bào.
Kết quả là đường máu tăng cao, đến một mức nào đó sẽ đào thải qua nước tiểu, gây nên tình trạng đái tháo đường.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuyp 2
Gen
Các nhà khoa học đã tìm thấy các đoạn ADN khác nhau ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn tạo ra insulin.
Tăng cân
Thừa cân hoặc béo phì có thể gây ra tình trạng kháng insulin, đặc biệt là những người béo bụng.
Hội chứng chuyển hóa
Những người bị kháng insulin thường có một nhóm các bệnh khác bao gồm đường huyết cao, mỡ thừa quanh eo, huyết áp cao…
Ăn quá nhiều đường
Khi lượng đường trong máu thấp, gan sẽ tạo ra và đưa glucose vào máu.
Sau khi bạn ăn, lượng đường trong máu của bạn tăng lên và thường thì gan sẽ chậm lại quá trình chuyển hóa đường
Giao tiếp kém giữa các tế bào
Đôi khi các tế bào gửi tín hiệu sai hoặc không nhận tín hiệu chính xác.
Khi vấn đề này ảnh hưởng đến cách các tế bào dẫn đến phản ứng dây chuyền dẫn đến bệnh tiểu đường.
Triệu chứng của người bệnh tiểu đường tuyp 2
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 thường phát triển chậm.
Bạn phải để ý những triệu chứng sau đây để có biện pháp điều trị kịp thời:
- Cơn khát tăng dần.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Cơn đói tăng lên.
- Giảm cân ngoài ý muốn.
- Mệt mỏi.
- Nhìn mờ.
- Vết loét chậm lành.
- Nhiễm trùng thường xuyên.
- Vùng da sẫm màu, thường ở nách và cổ
Những biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh tiểu đường tuyp 2
Khi bệnh tiểu đường không được phát hiện trong một thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh tim và động mạch
Đái tháo đường type2 sẽ gây ra các mảng bám trong động mạch.
Chất dính này làm chậm lưu lượng máu và tăng nguy cơ đông máu.
Nó dẫn đến xơ cứng động mạch hay còn gọi là xơ vữa động mạch, khiến dễ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Biến chứng thận
Bị đái tháo đường type2 càng có nguy cơ bị mắc bệnh thận mãn tính càng lớn.
Bệnh đái tháo đường type2 là nguyên nhân hàng đầu của suy thận hiện nay.
Kiểm soát glucose trong máu, huyết áp và cholesterol có thể làm giảm nguy cơ biến chứng này.
Tổn thương ở mắt
Lượng glucose trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến võng mạc.
Điều này được gọi là bệnh võng mạc đái tháo đường và nó có thể dẫn đến mất thị lực.
Tổn thương dây thần kinh ngoại biên
Diễn biến theo thời gian bệnh đái tháo đường type2 không được kiểm soát và lượng đường trong máu cao.
Dẫn đến, có thể gây tổn thương dây thần kinh đặc biệt thần kinh ngoại biên.
Tổn thương bàn chân
Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu lượng máu tới chân kém làm tăng nguy cơ các biến chứng bàn chân khác nhau.
Nếu không điều trị, các vết cắt và vết rộp có thể bị nhiễm trùng nặng, thường khó lành và cuối cùng có thể phải cắt bỏ ngón chân
Biến chứng răng lợi
Lượng đường trong máu cao tạo điều kiện cho vi khuẩn tạo ra mảng bám.
Mảng bám tích tụ dẫn đến sâu răng và bệnh nướu răng.
Bệnh nướu răng nghiêm trọng có thể gây tổn thương răng, thậm chí phải nhổ bỏ răng.
Biến chứng trong thai kỳ
Lượng đường trong máu cao có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nguy cơ sảy thai cao hơn, thai chết lưu và dị tật bẩm sinh khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt.
Đối với người mẹ, bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bị nhiễm toan ceton, bệnh võng mạc tiểu đường, tăng huyết áp thai kỳ
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống đặc biệt đời sống tình dục
Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh trong bộ phận sinh dục của bạn.
Điều này có thể dẫn đến mất cảm giác và khó đạt cực khoái. Phụ nữ cũng dễ bị khô âm đạo.
Khoảng 1 trong 3 người mắc bệnh tiểu đường sẽ có một số dạng rắc rối về tình dục.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 cao
- Béo phì: tình trạng thừa cân làm tăng sự đề kháng insulin
- Lối sống tĩnh tại: ít vận động,
- Tiền sử gia đình có người tiểu đường tuýp 2
- Tuổi: nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi
- Tiền sử mắc tiểu đường thai kì ở nữ
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Tăng huyết áp
- Rối loạn mỡ máu
Video đề xuất: Hướng dẫn bút tiêm Insulin điều trị tiểu đường
Biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuyp 2
Để phòng ngừa bệnh bạn nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh. Cụ thể như:
Sử dụng thực phẩm lành mạnh
Chọn thực phẩm ít chất béo, ít calo và giàu chất xơ. Tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc.
Tập thể dục
Đặt mục tiêu tối thiểu 30 đến 60 phút hoạt động thể chất vừa phải hoặc 15 đến 30 phút cho các bài tập hoặc môn thể thao.
Nếu bạn không thể tập luyện trong một thời gian dài, hãy chia rải đều hoạt động của bạn suốt một ngày.
Giảm cân
Nếu thừa cân, giảm 5 đến 10% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Để giữ cân nặng trong một phạm vi lành mạnh, hãy tập trung vào những thay đổi thói quen ăn uống và tập thể dục của bạn.
Không ngồi lâu
Ngồi yên trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Hy vọng qua bài viết mà mình vừa chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm những kiến thức về bệnh tiểu đường tuyp 2.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ qua hotline 0981487088 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.
Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo/