Hiển thị 1–12 của 106 kết quả

Bệnh Còi Xương: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Bệnh còi xương là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em hiện nay. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi dưới 3 tuổi. Bệnh có thể gây biến dạng xương của trẻ, thậm chí tử vong nếu như bị nhiễm khuẩn. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như biện pháp điều trị, mời các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

1. Bệnh còi xương nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân chủ đạo gây ra bệnh còi xương là thiếu Vitamin D. Vitamin D được cung cấp từ hai nguồn: ngoại sinh và nội sinh.

Nguyên nhân gây bệnh còi xương

Thiếu Vitamin D sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ cũng như chuyển hóa 2 loại chất quan trọng giúp xương phát triển là canxi và phốt pho.

  • Ngoại sinh là từ thức ăn, sữa mẹ, nguồn này chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Vitamin D tan trong dầu nên nếu thức ăn của trẻ không có dầu mỡ dẫn đến giảm hấp thu Vitamin D.
  • Nội sinh là từ một tiền chất dưới da, dưới tác động của ánh sáng mặt trời chuyển hóa thành Vitamin D3. Đây là nguồn chủ đạo để tham gia vào chuyển hóa tạo xương của trẻ. Do đó còi xương hay gặp ở trẻ em là bệnh còi xương do thiếu Vitamin D.

Một nguyên nhân khác hiếm gặp hơn là thiếu Vitamin K2, một protein vận chuyển canxi tạo xương. Hoặc thiếu một số khoáng chất canxi, photpho, kẽm, magie là những thành phần của xương.

2.  Bệnh còi xương có những triệu chứng nào?

Bệnh còi xương ở trẻ thường biểu hiện qua một số dấu hiệu như sau:

  • Trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên, dễ giật mình, và đổ nhiều mồ hôi lúc ngủ.
  • Tóc rụng nhiều, đặc biệt là ở vùng sau gáy như hình vành khăn.
  • Có các bất thường ở vùng xương đầu, bao gồm thóp rộng và mềm, thóp không đầy và phập phồng theo nhịp thở; xuất hiện bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô), hoặc đầu bẹp trông giống cá trê.
  • Răng mọc chậm, rối loạn trương lực cơ hoặc bị táo bón.
  • Chậm phát triển vận động như lẫy, lật, bò, đi, đứng…
  • Trẻ bị còi xương thường hay giật mình, ngủ không sâu giấc, hay vã mồ hôi ban đêm

3. Đối tượng của bệnh còi xương

Trẻ em vùng thiếu ánh nắng mặt trời hoặc trẻ em được bao bọc quá kỹ không được tắm nắng dẫn đến thiếu Vitamin D do giảm tổng hợp ở da, dẫn đến còi xương.

Đối tượng dễ mắc bệnh còi xương

Ngoài ra những trẻ sinh non, hoặc sinh đôi, sinh ba cũng dễ còi xương vì không được cung cấp đủ nguồn dưỡng chất khi còn trong bụng mẹ.

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh còi xương

Để ngăn chặn thiếu vitamin D ở trẻ, chúng ta nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Để phòng ngừa còi xương cho trẻ, phụ nữ mang thai cũng cần phải chú ý chăm sóc bản thân. Cung cấp dưỡng chất đầy đủ trong suốt thai kỳ.
  • Thực hiện một chế độ ăn cân đối và cho trẻ tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh còi xương .
  • Đối với trẻ nhũ nhi thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cân bằng và có tỷ lệ Vitamin D tốt nhất. Còn khi trẻ đã ăn dặm thì chế độ dinh dưỡng cần cân đối để đảm bảo bổ sung các chất Canxi, Photpho là nguyên liệu tạo nên bộ khung xương.
  • Ở những vùng nhiều sương mù, ánh sáng mặt trời không đủ giúp tổng hợp Vitamin D. Và để hấp thu Vitamin D tốt thì chế độ ăn của trẻ không được kiêng khem dầu mỡ.

5. Biện pháp chẩn đoán bệnh còi xương

Để chẩn đoán bệnh ta có thể dựa vào những triệu chứng còi xương ở trẻ và các phương pháp xét nghệm lâm sàng. Cụ thể như:

  • Khám lâm sàng và chụp X-quang xương để phát hiện các biểu hiện bệnh ở xương cũng như các triệu chứng thần kinh đi kèm.
  • Ngoài ra có thể xét nghiệm máu để đo các chỉ số Vitamin D, Canxi, Photpho đánh giá sự thiếu hụt để định hướng điều trị cho phù hợp.

6. Biện pháp điều trị bệnh còi xương

Để điều trị bệnh còi xương cho trẻ, chúng ta có 2 biện pháp cơ bản là dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Điều trị bệnh còi xương ở trẻ

Biện pháp dùng thuốc

Ta có thể dử dụng thuốc để bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ. Liều lượng và thời gian dùng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Vì nếu uống quá liều, kéo dài có thể làm tăng canxi máu, vôi hóa mạch máu dẫn tới sỏi thận.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp

  • Ngay từ khi mang thai người mẹ nên thường xuyên tắm nắng để tiếp nhận đủ vitamin D.
  • Thai phụ nên tăng cường vitamin D từ thức ăn: thêm gan cá, cua, trứng, sữa, bơ,… vào chế độ ăn vì những thực phẩm này rất giàu vitamin D.
  • Bà bầu cần làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị sinh non. Thai phụ có thể uống vitamin D khi thai nhi được 7 tháng với liều 600.000 đơn vị trong 3 tuần
  • Trẻ sau sinh cần được bú ngay, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Tránh cho trẻ ăn dặm quá sớm khi mới 3 – 4 tháng tuổi.
  • Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đủ chất, đặc biệt là cua, cá, trứng, gan, sữa, phomai, các loại rau xanh…
  • Cho trẻ phơi nắng đều đặn khi trời nắng đẹp. Thời gian tắm nắng thích hợp là 10 – 15 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều.
  • Khi thấy trẻ có dấu hiệu của còi xương nên cho trẻ đi khám để bác sĩ hướng dẫn, chỉ định phương pháp điều trị cụ thể và tích cực hơn.

7.  Khi bổ sung canxi cho trẻ có cần uống  thêm vitamin D không?

Canxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhưng cơ thể lại không tự tổng hợp được chất này. Do đó muốn bổ sung canxi cho trẻ đều phải lấy từ nguồn bên ngoài.

Bổ sung canxi và vitamin D cho trẻ

Theo đó, trẻ càng lớn thì nhu cầu bổ sung canxi càng cao. Chính vì thế người mẹ nên ý thức được việc cho con uống canxi từ khi còn sơ sinh.

Canxi tham gia vào việc cấu tạo xương và răng và là thành phần chính tạo nên khung xương của cơ thể.

Tuy nhiên nếu bổ sung canxi không đúng cách sẽ gây phản tác dụng, khiến trẻ mắc những bệnh như táo bón, vôi hoá thận, đau xương.

Không chỉ bổ sung mình canxi, người mẹ cần phải bổ sung cả vitamin D cho để trẻ có thể hấp thụ canxi một cách tốt nhất. Vì thế câu trả lời cho thắc mắc trên là “có”

Mong rằng với những kiến thức chia sẻ từ bài viết. Các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về căn bệnh còi xương và cách điều trị cho bệnh.

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

DMCA.com Protection Status